Cúng Ông Công,Ông Táo và những điều bạn cần phải biết

Thứ 7, 4/6/2022 - 23:33

Mục lục
 
Mục lục

Cứ vào dịp cuối năm, người Việt Nam chúng ta lại làm lễ cúng Ông Táo để tiễn ông về trời và đón ông về với gia đình. Vậy tại sao lại lại có tục cúng ông Công- ông Táo vào dịp cuối? Đưa ông táo về trời lúc mấy giờ và rước ông Táo về ngày nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Lễ cúng ông công, ông táo

Tại sao lại có ngày tết cúng ông Táo về trời?

Tục lệ cúng ông Công ông Táo về chầu trời đã được lưu truyền từ ngàn xưa cho tới ngày nay. Vậy tại sao lại có phong tục này? để giải đáp điều này, thì trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về sự tích về ngày tết ông Công ông Táo nhé.

Sự tích ông Công ông Táo:

Truyền thuyết kể rằng có 2 vợ chồng là Trọng Cao và Thị Nhi rất yêu thương nhau. Thế nhưng vì gia đình quá nghèo khổ, cùng với lâu ngày không có con nên hay sinh ra tranh cãi. Một lần vì cả giận, Trọng Cao đã đánh Thị Nhi, vì thế mà Thị Nhi đã bỏ nhà ra đi.

Thị Nhi bỏ đi thì gặp được Phạm Lang và kết duyên vợ chồng. Còn Trọng Cao sau khi hết giận thì gom hết của cải trong nhà để đi tìm vợ. Tìm đến khi tiêu hết tiền bạc và phải đi ăn xin nhưng vẫn không thấy.

Một ngày, Trọng Cao vô tình vào đúng vào nhà của Thị Nhi. 2 vợ chồng gặp lại nhau đều rất vui mừng. Đúng lúc đó thì Phạm Lang về nhà, Thị Nhi sợ khó ăn nói với người chồng mới của mình, liền giấu Trọng Cao vào đống rơm ở sau nhà.

Phạm Lang về đến nhà liền đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng và không biết có Trọng Cao ở trong đó. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy đống rơm đang cháy, vừa thương chồng vừa nghĩ rằng Trọng Cao chết là do mình. Nên nàng bèn nhảy luôn vào đống rơm đang cháy.

Phạm Lang không hiểu chuyện gì xảy ra, chỉ thấy vợ mình nhảy vào đống lửa thì cũng nhảy luôn vào mà và chết theo vợ.
Cảm động trước tình nghĩa của 3 người, Ngọc Hoàng đã phong cho làm Táo Quân, mỗi người giữ một công việc khác nhau đó là:

  • Phạm Lang: giữ chức Thổ Công và trông coi việc bếp.

  • Trọng Cao: giữ chức Thổ Địa và trông coi việc nhà cửa.

  • Thị Nhi: giữ chức Thổ Kỳ và trông coi việc chợ búa.

Và hàng năm, cứ mỗi dịp cuối năm, người Việt Nam chúng ta lại cúng đưa ông Táo về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng mọi công việc của hạ giới trong một năm qua. Sau đó, chúng ta lại làm cúng rước ông Táo về nhà mình và 3 vị Táo Quân cũng sẽ bắt đầu công việc trong năm mới của mình.

Cúng ông Táo ngày nào?

Cúng ông Công ông Táo dịp cuối năm bao gồm 2 lễ cúng đó là: cúng đưa ông Táo về trời và lễ cúng rước ông Táo về nhà mình. Thế nhưng việc cúng đưa ông Táo về trời lúc mấy giờ? vào ngày nào? và rước ông Táo về ngày nào thì không phải ai cũng năm rõ. Chúng ta sẽ cùng làm rõ vấn đề này sau đây.

Cúng đưa ông Táo về trời lúc mấy giờ? vào ngày nào?

Từ xưa tới nay, việc cúng ông Táo thường được người Việt Nam chúng ta thực hiện vào ngày 23 tháng chạp (23/12 Âm lịch) hàng năm. Thế nhưng cúng Ông Táo mấy giờ là tốt nhất, đẹp nhất thì ít người có thể năm rõ.
Để giải đáp điều này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên gia về tử vi, phong thủy ông Tử Vi. Và ông cho biết: “lễ cúng đưa ông Công ông Táo về trời đẹp nhất là diễn ra vào giờ Ngọ(từ 11h - 13h) của ngày 23 tháng Chạp. Bởi đó là thời gian các vị thần quy tụ để chuẩn bị về trời dự buổi chầu ngày cuối năm.”

Thế nhưng ông cũng cho biết thêm, do người Việt Nam chúng ta vẫn phải đi làm bình thường trong ngày này. Thế nên, việc cúng đưa ông Táo về trời hiện nay sẽ được mọi người tiến hành từ 7h cho đến 23h ngày 23 tháng chạp. Cúng sớm hay muộn sẽ tùy thuộc đặc thù công việc của từng người mà thôi.

Và lễ cúng ông Công ông Táo cũng vậy, sẽ tùy từng gia đình sẽ soạn mâm lễ khác nhau, điều quan trọng nhất là lòng thành kính của con người đối với 3 vị Táo Quân mà thôi. Nếu cúng mâm cao cỗ đầy mà không có lòng thành thì cũng sẽ không tốt.

Cúng rước ông Táo về ngày nào?

Cũng trong cuộc trao đổi này, chuyên gia Tử Vi cũng cho biết: “Việc làm lễ đón ông Táo về với gia đình thường được diễn ra vào đúng đêm giao thừa. Đây là thời khắc các vị Táo Quân kết thúc buổi chầu trên Thiên Đình và trở về trần gian để tiếp tục công việc của năm mới.”

Và cũng theo ông, thì thời khắc giao thừa sẽ là đẹp nhất để cúng rước ông Táo về nhà . Nhưng với những gia đình bạn việc hoặc có một lý do nào đó, thời khắc này họ không thể có mặt ở nhà thì cũng có thể thực hiện vào trước đó, nhưng tốt nhất là trong buổi tối của ngày 30 tháng chạp âm lịch.

Trên đây là tất cả những điều mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn về phong tục cúng ông Táo dịp cuối năm, cũng như thời khắc cúng rước ông Công ông Táo về với gia đình mình. Hy vọng bài viết sẽ làm thỏa mãn những điều phân vân, thắc mắc của các bạn.

Chúc các bạn năm mới  tràn đầy niềm vui và hạnh phúc!

Tôi là Xem Số Mệnh, hiện đang là chuyên gia phong thủy, tử vi, tướng số với kinh nghiệm lâu năm và niềm say mê, gắn bó và tìm tòi, nghiên cứu về phong thủy, tử vi, kinh dịch những năm qua. Sẽ mang tới những nội dung mới mẻ, những kiến thức chuyên sâu và những luận giải chất lượng nhất đến với các đọc giả trong và ngoài nước